Cách làm chè hoa cau đơn giản ngày hè.
Những ngày này khi nhiệt độ ngoài trời
lên đến 40 độ thì hãy tự làm mát với những cốc chè hoa cau đơn giản tự nấu ở nhà
mà lại còn cực kì thanh mát.
Cách nấu chè hoa cau hay còn được biết
đến với một tên gọi khác dân giã hơn đó là chè đậu xanh bột sắn, là một món chè
khá quen thuộc và ngon dành cho mùa hè. Món chè này được gọi là chè hoa cau là
bởi khi nấu lên, bát chè trong rất bắt mắt với màu vàng tự nhiên của đậu xanh,
màu trắng trong của bột sắn cùng vị thơm nhẹ rất giống với hoa cau.
Nấu chè hoa cau được xem là một trong những
cách nấu chè dễ nhất. Để có được một bát chè hoa cau chuẩn vị, đẹp mắt và ai
cũng phải thốt lên khen khi thưởng thức thì bạn thực hiện như sau.
Chuẩn bị nguyên liệu nấu chè hoa cau gồm:
Đậu xanh: 200 gram đậu xanh. Nên chọn
loại đậu xanh đã xát bỏ vỏ sẵn để bạn không phải mất công đãi vỏ đỗ trong quá
trình sơ chế nữa mà có thể nấu được luôn.
Bột sắn: 3 thìa cafe. Chỉ cần lượng
bột sắn như trên là bạn có thể có được những bát chè hoa cau ngọt mát rồi. Lưu
ý là nên chọn loại bột sắn ngon, mới để chất lượng món chè được tốt nhất nhé.
Đường kính: 200 gram hoặc tuỳ ý theo
vị ngọt mà bạn muốn ăn
Nước cốt dừa: 200 ml. Phần cốt dừa
này bạn có thể tự vắt hay mua loại đóng sẵn lọ đều được.
Vani: 2 ống. Bạn có thể chọn loại
vani dạng lỏng hoặc dạng bột đều phù hợp với món chè hoa cau
Tinh dầu hoa bưởi: 3- 5 giọt tinh dầu
hoa bưởi
Cách nấu chè hoa cau ngon như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đỗ xanh và bột sắn
Đỗ xanh: vo sạch sau đó đem ngâm vào
trong 1 tô nước lạnh. Lưu ý là khi ngâm, các chất dinh dưỡng ở lớp ngoài sẽ hoà
tan với nước. Do đó, bạn cần vo sạch đỗ và dùng nước sạch để ngâm bởi sau khi
ngâm, bạn dùng chính nước ngâm để nấu chè.
Thời gian ngâm đỗ để đỗ nở, ngậm nước sẽ
là 4 – 5 tiếng. Nếu bạn không thực hiện công đoạn ngâm đỗ trước thì khi nấu, đỗ
vừa lâu chín vừa dễ bị sượng. Để bạn không phải mất quá nhiều công chờ đợi thì
bạn có thể ngâm đỗ qua đêm và sáng hôm sau nấu chè.
Bột sắn: Cho vào một chiếc bát con
sau đó dùng muôi cán cho thật mịn. Tiếp theo, bạn hoà chỗ bột sắn này với ½ bát
con nước lọc cho thật tan. Cần hoà bột sắn trước khi nấu bởi nếu bạn cho trực
tiếp vào nồi chè, bột rất dễ bị vón cục.
Bước 2: Nấu chè
Sau khi đỗ đã ngâm đạt, bạn cho hết chỗ đỗ
trên vào nồi và thêm nước sao cho mực nước cao hơn mặt đỗ khoảng 1,5 cm. Bật bếp
nhỏ lửa rồi đặt nồi đỗ lên, để cho nồi đỗ được nóng từ từ. Khi nước bắt đầu
sôi, bạn dùng thìa hớt sạch bọt để nước đỗ được trong, món chè hoa cau sẽ ngon
hơn.
Ninh từ từ phần đỗ cho đến khi các hạt nhừ
bở. Lúc nay, bạn sẽ cho đường vào nồi đỗ sao cho vị ngọt đạt đúng vị mà bạn
mong muốn. Ninh tiếp đỗ trong khoảng từ 1 – 2 phút nữa.
Từ từ cho chỗ bột sắn đã hoà vào và khuấy
đều. Vừa khuấy, bạn vừa cho vani vào khuấy chung. Đảo liên tục như vậy cho tới
khi nồi chè sánh lại thì bạn tắt bếp. Nhỏ một vài giọt tinh dầu hoa bưởi lên
trên để chè thơm hơn. Cách nấu chè hoa cau và thưởng thức chè hoa cau còn
cần thêm một công đoạn cuối cùng nữa là bạn múc chè ra bát sau đó chan phần nước
cốt dừa lên trên. Chè hoa cau này bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ăn với xôi vò
thì quá tuyệt.
Gửi bình luận